VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER

VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER

1. Tổng số chùa Khmer trên địa bàn huyện Châu Thành là 17 chùa, gồm:


– Xã Nguyệt Hóa: 01 chùa (Di sản văn hóa vật thể):

   + Chùa KHOKHRIECHSAYMA (tên thường gọi: chùa Xóm Trảng) – ấp Xóm Trảng, xã Nguyệt Hóa. Điện thoại: 02943842972

– Xã Mỹ Chánh: 01 chùa:

   + Chùa: SAM RONG THUM (tên thường gọi: chùa Phú Mỹ) – ấp Phú Mỹ, xã Mỹ Chánh. Điện thoại: 02943891004.

– Xã Lương Hòa A: 02 chùa:
   + Chùa: BOTHUM MAT KHONG KHIA (tên thường gọi: chùa Xà Mút) – ấp Hòa Lạc A, xã Lương Hòa A.
   + Chùa: POTHI VONG SARAM (tên thường gọi: chùa Chồng Tọp) – ấp Hòa Lạc A, xã Lương Hòa A. Điện thoại: 02943798113.

– Xã Hòa Thuận: 02 chùa:
   + Chùa: SALAJALADHI (chùa Kỳ La) – ấp Kỳ La. Điện thoại: 02943844883.
   + Chùa: CHUM PRASATH (chùa Giữa) – ấp Đa Cần, xã Hòa Thuận. Điện thoại: 02943844396.

– Thị trấn Châu Thành: 02 chùa:
   + Chùa: KAM PONG NI KRỐT (chùa Hang) – khóm IV, Thị trấn Châu Thành. Điện thoại: 02943872579.
   + Chùa: CHAM PA BOTRAY (chùa Sóc Nách) – khóm V, Thị trấn Châu Thành. Điện thoại: 02943872035.

– Xã Song Lộc: 01 chùa:
   + Chùa KRO PHUM CHUOL (chùa Trà Nóc) – ấp Trà Nóc, xã Song Lộc. Điện thoại: 02943897292.

– Xã Đa Lộc: 03 chùa:
   + Chùa: POTHI THEP CHELTAJARAM (chùa Giồng Lức) – ấp Giồng Lức, xã Đa Lộc.. Điện thoại: 02943891006.
   + Chùa: CHAM PAY SO PHONE (chùa Mỏ Neo) – ấp Hương Phụ B, xã Đa Lộc. Điện thoại: 02943872040.

   + Chùa: Ô Tà Pậu – ấp Bàu Sơn, xã Đa Lộc.

– Xã Hòa Lợi: 02 chùa:
   + Chùa: XAN RICH THI SAC (chùa Ô) – ấp Trì Phong, xã Hòa Lợi.
   + Chùa: PITA KATAJARAM (chùa Quy Nông) – ấp Quy Nông B.

– Xã Lương Hòa: 02 chùa:
   + Chùa: BOTHUM MA VONG KONG DONG TATHMO (chùa Lò Gạch) – ấp Ba Se A, xã Lương Hòa. Điện thoại: 02943898438.
   + Chùa: BAN LAY CHAY (chùa Bình La) – ấp Bình La, xã Lương Hòa.

– Xã Phước Hảo: 01 chùa

+ Chùa JAYANADRARATANÀRÀMA (chùa Ô Kà Đa), ấp Ô K à Đa, xã Phước Hảo. Điện thoại: 0377648124.

2. Các loại hình nghệ thuật (Di sản văn hóa phi vật thể):


– Đội múa: 01 đội, gồm 26 người, tập trung chủ yếu ở xã Lương Hòa. Đội trưởng: Thạch Thị Sương.

– Đội múa chằn: 01 đội, gồm 8 người, tập trung ở ấp Giồng Lức, xã Đa Lộc. Đội trưởng: Thạch Sang. Điện thoại chùa Giồng Lức: 02943891006

– Đội ngũ âm: 09 đội, gồm 54 nghệ nhân, tập trung ở các chùa:

   + Chùa Phú Mỹ (ấp Phú Mỹ, xã Mỹ Chánh).
   + Chùa Chồng Tọp (ấp Hòa Lạc A, xã Lương Hòa A).
   + Chùa Giữa (ấp Đa Cần, xã Hòa Thuận).
   + Chùa Sóc Nách (khóm V, thị trấn Châu Thành).
   + Chùa Mỏ Neo (ấp Hương Phụ B, xã Đa Lộc).
   + Chùa Ô (ấp Trì Phong, xã Hòa Lợi).
   + Chùa Quy Nông (ấp Quy Nông B, xã Hòa Lợi).
   + Chùa Lò Gạch (ấp Ba Se A, xã Lương Hòa).
   + Và đội tư nhân do ông Thạch Nhóc (ấp Quy Nông B, xã Hòa Lợi) thành lập.

Đội Sa Dam: có 05 đội, gồm 45 nghệ nhân, tập trung ở:
   + Chùa Kỳ La (xã Hòa Thuận): 09 nghệ nhân. Đội trưởng: Thạch Nhãn.
   + Chùa Sóc Nách (khóm V, thị trấn Châu Thành): 09 nghệ nhân.
   + Chùa Ô (ấp Trì Phong, xã Hòa Lợi): 09 nghệ nhân.
   + Chùa Lò Gạch (Ba Se A, Lương Hòa): 09 nghệ nhân.
   + Và đội tư nhân do ông Thạch Ke (Quy Nông B, Hòa Lợi) thành lập: 09 nghệ nhân.

3. Các trò chơi dân gian:

 
 – Có 04 loại trò chơi dân gian được duy trì đó là các trò: Đập nồi, kéo co, nhảy bao và ném chum thường được tổ chức trong các dịp lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer.

4. Lễ hội:

 Đồng bào dân tộc Khmer gồm có các loại lễ hội như sau:
   + Lễ Chôl ChhNam ThMây (lễ vào năm mới hay còn gọi là lễ chịu tuổi): được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch hàng năm hoặc 13, 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch (đối với các năm nhuần).
   + Lễ Sêne Đôlta (lễ cúng Ông Bà): được tổ chức từ ngày 29/8 đến 1/9 âm lịch hàng năm.

   + Lễ Bon Sam Pean Peal Khe hoặc Ok Om Bok (lễ cúng trăng hoặc đúc cốm dẹp): tổ chức ngày 15/10 âm lịch hàng năm.

Ngoài các lễ hội truyền thống nêu trên, các nhà chùa Khmer còn tổ chức các lễ bắt nguồn từ Phật giáo như:
   + Lễ Bo Pi Sakh Bo Chia (lễ Phật Đản): được tổ chức từ sáng ngày 15 đến sáng ngày 16 tháng 5 âm lịch.
   + Lễ Bon Chol Vassa (lễ Nhập hạ): thường được tổ chức lúc 16 giờ chiều ngày 15/9 âm lịch hàng năm.
   + Lễ Dâng Y Ka Sa hay lễ KaThinNa: Một ngôi chùa chỉ có quyền tổ chức 01 (một) lần trong vòng 01 tháng từ ngày 16/9 đến ngày 15/10 âm lịch.

Nguồn: Trang tin điện tử huyện Châu Thành

Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *